Bạn đang có một ý tưởng kinh doanh và mong muốn được phát triển cho sự nghiệp
của mình ngay bây giờ? Nhưng bạn lại không biết bắt đầu từ đâu vì bạn chưa mở
công ty bao giờ và bạn chưa hiểu rõ về luật pháp cho nhà nước ban hành để công
ty của bạn có thể hoạt động và được Pháp Luật công nhận ? Rất đơn giản Dịch
Vụ Kế Toán 24h của chúng tôi sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của bạn trên mọi lĩnh
vực như : tư vấn về luật cho bạn hiểu rõ hơn , hướng dẫn thành lập
công ty doanh nghiệp và sau khi thành lập chúng tôi cũng kiêm luôn các vấn
đề như là báo
cáo thuế , bảo hiểm y tế xã hội cho các doanh nghiệp , tư vấn các vấn đề
liên quan đến công ty . Sau đây chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về những yếu tố
cần có trước và sau khi thành lập công ty
Bạn
đang thắc mắc không biết phải làm thế nào
I. Trước Khi Thành
Lập Công Ty
1. Các Yếu tố cần được xác định
a. Loại hình doanh
nghiệp:
Hiện tại ở Việt Nam chúng ta có 4 loại hình doanh nghiệp phổ
biến nhất vì thế quý doanh nghiệp cũng dễ dàng lựa chọn được loại hình phù
hợp:
- Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ
- Công ty TNHH một
thành viên: 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp
luật )
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: 2 cá nhân/ tổ chức – không
quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
- Công ty
cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp
luật)
b. Đặt tên công ty doanh nghiệp :
- Không được phép sử dụng tên
các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính
trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp….trừ khi có những trường hợp
được sự chấp thuận của cơ quan chính quyền nhà nước, đơn vị hoặc tổ chức
đó.
- Khi đặt Tên doanh nghiệp thì phải được viết bằng tiếng Việt, có thể
kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại
hình của doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp đấy
- Tên doanh
nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện
của doanh nghiệp.
- Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của
các doanh nghiệp khác đã từng đăng ký. mặt khác đặt tên riêng biệt sẽ làm nổi
bật doanh nghiệp của bạn hơn là lấy theo tên của các doanh nghiệp khác
-
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng
Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng
của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng
nước ngoài.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng
tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
- Quý khách có thể tham
khảo bài viết chi tiết hơn của chúng tôi tại: quy định đặt tên công ty
c.
Địa chỉ cụ thể công ty
Căn cứ Điều 35 của Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên
lạc, giao dịch của doanh nghiệp công ty phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa
chỉ được xác định cụ thể nhất bao gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên phường
xã, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh hoặc thành phố
trực thuộc trung ương; và số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) của quý
doanh nghiệp
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì
phải có xác nhận chứng nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên
đường và nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
d. Ngành nghề kinh
doanh
Ngành nghề là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt
động về kinh doanh, nó ảnh hưởng rất nhiều đến các yếu tố khác. Bạn nên chuẩn bị
kỹ tất cả những ngành nghề kinh doanh dự định hoạt động và những ngành nghề liên
quan và trong tương lai không xa có thể hoạt động về lâu và dài
e. Vốn
điều lệ
Là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được
ghi vào Điều lệ công ty. Không có quy định số vốn tối thiểu hay tối đa (ngoại
trừ những ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định) hoặc tối đa. Số vốn này do doanh
nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất
cứ hình thức nào khác.
f. Xác định các thành viên cổ đông góp vốn
Các
thành viên cổ đông góp vốn là những thành viên chủ chốt có thể quyết định sự tồn
tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Khi hợp tác với cácthành viên cổ
đông thì phải đồng lòng, đồng quan điểm, cùng chung lý tưởng chí hướng sẽ là một
trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy
suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân tổ chức để cùng
thành lập công
ty
g. Người đại diện theo pháp luật
Là người chịu trách nhiệm
hoàn toàn trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho
doanh nghiệp làm việc, ký kết các loại giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước và
các cá nhân hoặc tổ chức khác.
- Chức danh người đại diện thường là Giám
Đốc hoặc Tổng giám đốc hay là Chủ tịch Hội đồng thành viên quản trị.
-
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải thường trú tại Việt nam;
trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho
người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Người đại
diện của doanh nghiệp là người nước ngoài phải thường trú tại Việt Nam đồng
nghĩa với việc phải có thẻ thường trú tại Nước Việt Nam
Chuẩn bị đầy
đủ khi làm
2. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ trước khi đăng ký thành lập công
ty
a. Giấy tờ tùy thân
Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu sao y có công
chứng không quá 3 tháng và còn hiệu lực không quá 15 năm của đại diện pháp luật
và các thành viên góp vốn.
b. Hồ sơ đăng ký
- Giấy đề nghị đăng ký
kinh doanh
- Điều lệ của Công ty
- Danh sách thành viên hoặc cổ
đông (1 thành viên , 2 thành viên hoặc Cổ phần)
- Danh sách chứng chỉ về
các nghành nghề đối với những nghành yêu cầu chứng chỉ
Xây
dựng và thành lập
II. Sau Khi Thành Lập Công Ty
1. Kiểm kê lại các giấy
tờ
- Kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu phát hiện nội dung
Giấy Phép Kinh Doanh được cung cấp chưa chính xác, quý doanh nghiệp có quyền đề
nghị cơ quan Đăng ký kinh doanh hiệu đính lại cho phù hợp với hồ sơ Đăng ký mà
doanh nghiệp đã nộp.
- Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì
Doanh nghiệp liên hệ Công an tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh
nghiệp có trụ sở chính để làm thủ tục đăng ký mẫu dấu và khắc con dấu.
-
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp
tiến hành đăng bố cáo
thành lập Doanh
nghiệp trên báo viết hoặc báo điện tử 03 số liên tiếp.
- Treo
biển tại trụ sở của công ty đúng quy định pháp luật tại Qui chế hoạt động văn
hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa ( kèm theo Nghị định 103/2009).
- Gửi
thông báo về việc đã góp đủ vốn cho Phòng Đăng ký kinh doanh (trong thời hạn 15
ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn). Nếu vốn góp là tài sản có đăng ký hoặc quyền
sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc
quyền sử dụng đất cho Công ty tại cơ có quan nhà nước thầm quyền.
- Thông
báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với Cơ quan ĐKKD trong thời hạn15 ngày, kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Lập sổ đăng ký
thành viên/cổ đông, chứng nhận góp vốn và thông báo bằng văn bản cho cơ quan
đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày.
- Lập sổ sách kế toán của
doanh nghiệp.
- Lập hồ sơ khai thuế ban đầu và nộp thuế môn bài cho Chi
cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Đặt in hóa đơn
VAT.
- Sau khi
thành lập công ty môt trong những công việc bạn cần
làm là in hóa đơn công ty
2. Các nghĩa vụ về thuế
Giai đoạn sau khi
nhận giấy phép kinh doanh tại Sở Kế Hoạch, phần lớn cơ quan tiếp theo doanh
nghiệp sẽ làm việc chính là Chi Cục Thuế tại nơi đặt trụ sở công ty. Có rất
nhiều loại thuế mà doanh nghiệp phải hoàn thành trong một năm. Dưới đây là thông
tin từng loại và hướng dẫn ngắn gọn cho doanh nghiệp:
a. Thuế Môn Bài
:
Nộp tờ khai thuế và nộp thuế trong vòng 10 ngày hoặc ngày cuối cùng của
tháng sau khi có Giấy Phép Kinh Doanh. Những năm tiếp theo khai Thuế môn bài
chậm nhất vào ngày 30/01. (Mỗi năm 01 lần).
b. Thuế GTGT (VAT):
Gồm
khai thuế hàng tháng và quyết toán thuế cuối năm.
- Khai thuế hàng tháng:
1tháng/lần ngay cả không phát sinh doanh thu trước ngày 20 hàng tháng tại Chi
cục Thuế quận/huyện.
- Hồ sơ: Tờ khai thuế GTGT tháng, Bảng kê hóa đơn
mua và bán hàng hóa/dịch vụ, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài
chính.
- Nộp thuế: Trong kỳ kê khai, nếu có phát sinh nghĩa vụ thuế,
doanh nghiệp phải viết giấy nộp tiền (theo mục lục Ngân sách Nhà Nước) và nộp
thuế đã tính vào Kho Bạc Nhà Nước trước ngày 22 của tháng tiếp theo của kỳ tính
thuế.
- Quyết toán thuế cuối năm: 1 năm/lần vào cuối năm.
- Hoàn
thành hệ thống sổ sách kế toán và lập Báo cáo tài chính năm (theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính).
- Hồ sơ gồm: Tờ khai tự
quyết toán Thuế GTGT, Báo cáo tài chính năm tại Chi cục thuế quận/huyện.
Nếu
điều chỉnh số liệu đã kê khai thì DN nộp tờ khai tự quyết toán có nội dung điều
chỉnh trước ngày 25/1 năm tiếp theo.
c. Thuế thu nhập doanh nghiệp :
Gồm Kê khai hàng quý và Quyết toán thuế cuối năm.
- Mỗi quý = 03
tháng 01 lần kê khai.
- Hồ sơ Khai thuế bao gồm: Tờ khai thuế TNDN tạm
tính.
- Nộp thuế: Doanh nghiệp viết giấy nộp tiền trước ngày thứ 30 của
quý kê khai.
- Quyết toán thuế mỗi năm 01 lần vào cuối năm.
- Hoàn
thành hệ thống sổ sách kế toán và lập Báo cáo tài chính năm.
- Hồ sơ
quyết toán thuế gồm: Tờ khai tự quyết toán Thuế TNDN và Báo cáo tài chính năm
tại Chi cục thuế quận/huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở. Thời hạn: 30 ngày đối
với DNTN và Công ty Hợp danh; 90 ngày đối với Công ty Cổ phần và Công ty TNHH kể
từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Số tiền thuế phải nộp = 25% lợi nhuận
DN trong đợt quyết toán cuối năm.
- Khi quyết toán, theo số liệu của Báo
cáo tài chính, nếu số thuế TNDN nộp chưa đủ, DN phải nộp trong thời hạn 10 ngày
tính từ ngày nộp quyết toán năm.
- Ngoài ra doanh nghiệp còn phải kê khai
nộp các loại thuế khác khi có kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật yêu cầu
phải nộp thuế như: Kinh doanh xuất nhập khẩu, khai thác tài nguyên .
Chìa khóa của
sự thành công
Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng về việc khai thuế
và nộp thuế, thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật. Vì vậy xin quý doanh
nghiệp chú ý và hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình.
Thanh lap cong ty và
đưa vào hoạt động thật sự cũng rất phức tạp và bạn vẫn chưa thực sự hiểu hết về
các quyền lợi và nghĩa vụ của công ty như thuế môn bài, thuế GTGT, thuế thu nhập
doanh nghiệp… sau khi thành lập.
Bài viết trên chúng tôi giới thiệu sơ về
các yếu tố
thành lập công ty doanh nghiệp cho quý công ty hiểu rõ hơn ,
nhưng để đảm bảo hạn chế tính phức tạp và khó khăn bạn có thể thuê dịch vụ của
chúng tôi ,
Dich vu ke toan
24h sẽ mang lại cho bạn các ưu thế đảm bảo khi thành lập 1 công ty và không phải
lo lắng về các luật của nhà nước
Dịch vụ kế
toán 24h sẽ mang lại cho bạn lại tất cả
Bài viết rất chi tiết.
ReplyDeleteCảm ơn bạn đã chia sẽ
-------------------------
Hoàng Anh
-------------------------
Chuyên dịch vụ thành lập công ty giá rẻ trọn gói tại TPHCM
Tổng hợp Những Kỹ năng cơ bản về kế toán ,để biết thêm chi tiết xin mời truy cập tại trang:
ReplyDeleteKeyword : dich vu ke toan
Keyword : dịch vụ kế toán